Các loại đèn sân khấu trong tổ chức sự kiện
Chắc hẳn các bạn đã xem rất nhiều những chương trình biểu diễn ca nhạc, sự kiện văn hóa, game show… (trực tiếp hoặc có thể là trên truyền hình). Sân khấu của những chương trình này thường có rất nhiều loại đèn tạo ra những hiệu ứng ánh sáng khác nhau và vô cùng đẹp mắt. Vậy những loại đèn đó là gì? Trong bài viết này, Thăng Long Show sẽ giới thiệu cho các bạn về một số loại đèn thông dụng hay được dùng trên sân khấu.
Mục lục[Ẩn]
1. Đèn sân khấu scanner
Đèn scanner còn gọi là đèn quét: Là loại đèn sân khấu phát ra ánh sáng mạnh và hướng ánh sáng có thể quét ngang dọc do phản chiếu vào một tấm ngương di động, Đèn scanner có các chức năng thay đổi ánh sáng như : thay đổi mầu sắc, Các hiệu ứng Gobo hoạt hình, thay đổi độ sáng, nhân lên nhiều hình , thu phóng ánh sáng…. Scanner tạo ra các hiệu ứng ánh sáng đẹp nhưng cồng kềnh nên thường được sử dụng ở các sân khấu cố định.
2. Đèn sân khấu moving head
Là loại đèn có đầu có thể quay dọc – ngang để thay đổi hướng ánh sáng: cũng giống như đèn Scanner, nhưng Scanner sử dụng một tấm ngương phản chiếu để thay đổi hướng ánh sáng nên chuyển động nhanh hơn. Trái lại, Đèn moving head quay toàn bộ thân đèn nên nặng lề và chuyển động chậm hơn, nhưng cũng vì chuyển động toàn bộ thân đèn nên góc quay của moving head ít bị giới hạn. đèn sân khấu Moving head dùng nhiều ở những sân khấu hiện đại và có thể lắp đặt ở bất kỳ vị trí nào trên sân khấu để tạo ra những hiệu ứng theo mong muốn của đạo diễn. Ngoài ra moving head còn được dùng trong vũ trường, quán Bar…. Khi chuyển động nó sẽ tạo ra những hiệu ứng vui mắt với những góc di chuyển rộng.
3. Đèn sân khấu PAR 64
Đèn PAR 64 (Parabollic Aluminum Reflector) là loại đèn sân khấu sử dụng tấm nhôm hình parabol để phản chiếu ánh sáng. Đây là loại đèn có cấu tạo đơn giản gọn nhẹ nhưng tạo ra được nhiều hiệu ứng đẹp mắt nên được sử dụng rất nhiều trên sân khấu. Đèn PAR có thể tạo ra ánh sáng nền mượt mà, không bị tương phản hoặc tạo ra những khoảng sáng, tối mờ ảo bắt mắt…
4. Đèn lazer
Đèn laser sử dụng hiệu ứng cộng hưởng ánh sáng để phát ra những tia tia sáng mảnh nhưng cực mạnh, Hiện tại có những loại đèn laser có rất nhiều mầu sắc đạng như: xanh blue, xanh green, đỏ…. Những đèn laser trên sân khấu thường có công suất lớn, Ngoài ra một số loại đèn laser mini cũng được lắp đặt trong quán bar, café, karaoke… để tạo ra các hiệu ứng bắt mắt.
5. Đèn sân khấu Strobe light
Đèn sân khấu Strobe light là đèn dùng để tạo ra ánh sáng flash cực mạnh và liên tục. Sử dụng trên sân khấu trong những cảnh cao trào, chớp liên tục, kết hợp với khói và ánh sáng laser.
6. Đèn follow
Đúng như tên gọi follow (di chuyển theo), Đèn follow là loại đèn sân khấu chiếu tập trung ánh sáng theo hình tròn, mầu trắng, thường được dùng để chiếu vào tâm điểm di chuyển trên sân khấu, ví dụ như lúc MC dẫn chương trình đi lên….
7. Đèn cực tím (UV)
Là đèn tạo ánh sáng nền trên sân khấu khi tắt đèn. Có thể giữ sáng liên tục trên sân khấu. Ánh sáng UV sẽ hòa trộn với ánh sáng của các đèn khác làm mầu sắc đẹp hơn, nổi bật hơn. Đèn cực tím thường có hai mầu đen và xanh blue, trong đó UV blue tạo ra hiệu ứng sáng hơn so với UV đen
8. Đèn mặt trời (sun light)
Có 2 loại, đơn và đôi, tạo ra ánh sáng mạnh mẽ như mặt trời và thường đặt chính giữa chiếu lên phông . Đèn sân khấu này thường chỉ bật lên khi mở màn hay ở đầu bài hát, khi các đèn khác chưa bật lên. Loại đôi có 2 đèn như nhau chiếu ngược vào nhau trên sân khấu.
9. Đèn Par Led
Đèn par led hay còn gọi là đèn pha led, là loại đèn kết hợp giữa PAR truyền thống và đèn LED để tạo ra đèn mới có ánh sáng mượt mà, không bị tương phản. Đèn par led có thể chiếu được 1 màu hoặc nhiều màu khác nhau. Từ đó, nó giúp tạo ra những hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt, hài hòa và nổi bật đối tượng đứng trên sân khấu.
Ưu điểm của đèn par led
Đèn par led được sử dụng phổ biến nhờ một vài ưu điểm sau:
- Không phát ra những tia sáng có chứa tia cực tím như những loại đèn khác.
- Đèn không chứa thủy ngân nên khi sử dụng chúng rất an toàn, không làm ảnh hưởng đến môi trường và có khả năng tái chế.
- Đèn có thể chuyển hóa điện năng thành quang năng tới 90%. Do đó, nó giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều điện năng sử dụng.
- Thời gian chiếu sáng trung bình của đèn là 50 ngàn giờ.
- Đèn có thể hoạt động trong không gian có nhiệt độ từ -33 đến 50 độ C.
- Công suất chiếu sáng cao, khả năng chiếu sáng lớn.
- Đèn par led có kích thước lớn nên có thể sử dụng để chiếu sáng ở không gian rộng.
Phân loại đèn par led
- Theo màu sắc: Đèn par led được chia thành 2 loại, đó là loại chiếu full một màu và loại chiếu đa sắc màu. Tính năng và chất lượng chiếu sáng của 2 loại đèn này là như nhau.
- Theo không gian lắp đặt
Đèn par led out door: là loại đèn được sử dụng ở không gian ngoài trời. Chúng có thể được dùng để chiếu sáng sân khấu ngoài trời hay các công trình kiến trúc. Đặc điểm nổi bật của loại đèn này là khả năng chống chịu nước rất tốt, đạt tiêu chuẩn IP 65.
Đèn par led in door: là loại đèn được dùng trong nhà. Chúng không chịu được nước và chỉ sử dụng ở trong các bữa tiệc, sự kiện, game show tổ chức trong nhà.
10. Đèn Beam sân khấu
Đèn beam là một loại đèn chuyên sử dụng cho sân khấu, có công suất tương đối lớn và đặc điểm quan trọng nhất của nó đó chính là đèn này chiếu rất xa, có thể lên đến 15km nên sẽ tạo điểm nhấn và gây ấn tượng cho mọi người rằng ở đây có sự kiện đang diễn ra.
Các lỗi hay gặp nhất của đèn Beam:
Theo kinh nghiệm nhiều năm làm đèn beam của Thăng Long Show thì dưới đây là một số lỗi thường hay gặp nhất khi sử dụng đèn beam, các bạn có thể theo dõi chi tiết dưới đây nhé:
Đèn beam bị cháy nguồn
Nếu bạn thấy đèn Beam không nên nguồn thì coi như là nguồn đèn đã bị hỏng, bạn nên thay nguồn mới. Có 1 điểm chú ý là đèn beam sử dụng 2 loại nguồn chính là 12v – 24v hoặc 12v – 36v, tùy vào loại nguồn mà bạn sử dụng đèn moving beam sao cho phù hợp nhé!
Bóng đèn beam bị cháy
Tình trạng sảy ra ở đây đó là đèn không sáng hoặc ánh sáng chập chờn. Nguyên nhân cơ bản gồm 2 vấn đề:
- Bóng đèn hết tuổi thọ (trung bình bóng osram 230W có tuổi thọ 2000h).
Bóng đèn bị hỏng do va đập khi vận chuyển.
Cơ bản cách xử lý trong trường hợp này là bạn thay bóng mới. Tùy theo loại mà bạn sẽ có loại bóng thích hợp. Mức giá phổ biến thường gặp nhất của nó là từ 1.500.000đ – 2.500.000đ cho 1 bóng.
11. Đèn Blinder sân khấu
Là loại đèn chuyên dụng để đánh hiệu ứng nhấp nháy cho sân khấu, ngoài ra nó có chức năng bổ sung ánh sáng cho sân khấu, giúp sân khấu có hiệu ứng ánh sáng tự nhiên. Sản phẩm có 2 loại: ánh sáng vàng ấm hoặc tích hợp ánh sáng trắng cùng ánh sáng vàng
12. Bàn điều khiển DMX 512
Ngoài các loại đèn trên sân khấu, một thiết bị không thể thếu được là bàn điều khiển DMX. Đây là bàn điều khiển tổng hợp, sử dụng giao thức điều khiển tiêu chuẩn DMX 512, tương thích đều khiển với tất các các loại đèn sân khấu. Một bàn điều khiển ánh sáng DMX 512 có thể dùng để điều khiển toàn bộ các đèn có trên sân khấu.