-
Nội dung mang tính văn hóa và giáo dục:
Chương trình tổ chức sự kiện dành cho thiếu nhi luôn luôn phải đề cao tính giáo dục. Ngoài ra, yếu tố văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian cũng góp phần giúp các em hiểu hơn về truyền thống chung của đất nước. Vì vậy, khi tổ chức sự kiện cho thiếu nhi, ban tổ chức phải tìm hiểu rất kĩ về những kiến thức liên quan. Chẳng hạn như chương trình trung thu thì tìm hiểu về sự tích chị Hằng, chú Cuội, chương trình tuyên truyền về luật giao thông thì tìm hiểu về các bộ luật, những quy định phải thực hiện và những tấm gương tốt…
-
Trang trí bắt mắt:
Trong khi người lớn thường mỗi người một gu thì trẻ con đa số lại có sở thích chung là thích những thứ bắt mắt và màu mè. Trước khi diễn ra sự kiện, ban tổ chức phải ngồi lại và lên kế hoạch chủ đề sao cho đặc biệt nhất. Một chương trình thành công là các em nhỏ tham gia có thể nhớ được những gì diễn ra và kể lại cho người khác nghe. Vì vậy, việc trang trí sao cho ấn tượng đóng vai trò rất quan trọng. Một số chủ đề hấp dẫn các bạn nhỏ có thể áp dụng trong việc trang trí như: chủ đề cổ tích, chủ đề trái cây, chủ đề hoạt hình hay văn hóa dân gian.
-
Hiểu được tâm lí trẻ:
Muốn xây dựng chương trình tổ chức sự kiện hấp dẫn thì người tổ chức phải thực sự hiểu được tâm lí trẻ em, hiểu được các em thích gì và ghét gì. Ở mỗi lứa tuổi, các bé lại có những sở thích khác nhau. Vì vậy, muốn hiểu rõ tâm lý của chúng thì bạn nên chơi đùa cùng chúng. Trở thành những người bạn được các bé tin tưởng cũng là cách hay ho để các bé chia sẻ suy nghĩ thật của mình cho bạn biết. Nếu tinh ý, bạn sẽ gặt hái được những ý tưởng cực kì độc đáo khi tiếp xúc với lũ trẻ.
Về các trò chơi
Trò chơi là hoạt động không thể thiếu trong các sự kiện dành cho trẻ em. Tuy nhiên, game tổ chức cho trẻ em cần đảm bảo về tính lành mạnh, an toàn và đảm bảo tính tập thể. Dưới đây là một sô trò chơi mà bạn có thể tham khảo:
-
Thi làm bánh trung thu:
Trò chơi này thường được tổ chức vào dịp trung thu. Bạn có thể hướng dẫn và đưa ra yêu cầu mỗi bạn nhỏ làm một bánh riêng và chấm điểm. Hoặc một cách khác là tổ chức thành từng đội và thi xem đội nào làm được nhiều bánh nhất và đẹp nhất. Không chỉ rèn luyện sự khéo tay, trò chơi này còn giúp các em nhỏ hiểu hơn quy trình làm ra chiếc bánh truyền thống trong mỗi dịp tết cổ truyền. Một cuộc thi làm bánh khác cũng thường được tổ chức trong dịp tết đo là làm bánh chưng. Bằng cách này, các em sẽ được tiếp cận gần hơn với văn hóa dân tộc và hiểu được những nét văn hóa độc đáo cần phải bảo tồn.
-
Thi hóa trang:
Thi hóa trang có thể tổ chức trong bất kì một dịp nào. Thông thường, các bé sẽ có tình cảm đặc biệt với một nhân vật hoạt hình, nhân vật game hay một nhân vật cổ tích nào đó. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu các em hóa thân thành một nhân vật đặc biệt và tham gia chương trình. Bạn cũng có thể tổ chức chấm thi và chọn ra những bạn hóa trang đẹp nhất. Những món quà tặng đặc biệt sẽ dành cho những bạn đạt giải. Còn với các bạn không đạt giải, ban tổ chức cùng nên chuẩn bị các phần quà nhỏ như bánh kẹo và trái cây để tặng cho các em.
-
Trò chơi lắp ráp:
Trò chơi lắp ráp là game mà tuổi thơ bé nào cũng sẽ trải qua. Vì vậy, bạn cũng có thể tổ chức những trò chơi quen thuộc này để thử thách các bạn nhỏ. Tùy vào độ tuổi của các em bé mà chọn mô hình có độ khó cao hay thấp. Khi các đội tham gia, bạn có thể bấm giờ để biết đội nào hoàn thành sớm nhất. Đây trò chơi không chỉ mang đến niềm vui mà còn giúp rèn luyện trí tuệ cho tất cả các em rất hiệu quả.
-
Thi văn nghệ:
Tổ chức các cuộc thi văn nghệ cũng là điều kiện thuận lợi để các bé phô diễn tài năng của mình. Trong cuộc thi này, các bé có thể lựa chọn hình thức thế mạnh của mình để biểu diễn như: diễn kịch, hát, múa hoặc nhảy. Ban giám khảo sẽ chấm điểm và chọn ra những bé có tiết mục xuất sắc nhất.Sự kiện cho trẻ em tưởng dễ tổ chức mà lại không hề dễ. Khi tổ chức loại sự kiện này, bạn nên lưu ý đến những vấn đề trên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguồn : ST